Có một nghề, khi cần đến, bảo khách sao thì họ phải nghe vậy. Đó là nghề “vít đầu vít cổ thiên hạ”. Là nghề thợ cạo ấy mà.
Các bạn biết nghề tóc có từ bao giờ không?
Theo sách Lịch sử Việt Nam, người Việt thời Hùng Vương để tóc búi tó hoặc xõa tự nhiên. Những ai để tóc ngắn, tức là có cắt tóc, nhưng thời đó mọi người trong cùng làng xã thường tự cắt cho nhau chứ chưa có người làm nghề cắt tóc “chuyên nghiệp”. Đến thời Lý, Phật giáo phát triển, việc xuống tóc của những người quy y cửa Phật cũng do các nhà sư thực hiện.
Đến thời Pháp thuộc, người Việt đi lính đều phải cắt tóc, cắt bỏ búi tó. Chiến tranh loạn lạc vậy thì đi cắt ở đâu?
Tương truyền, thời đó quân Pháp đóng quân gần làng Kim Liên (Hà Nội). Làng có ông Địa lý Tả Ao. Ông Tả Ao rất thông minh, nhưng không có bằng cấp địa lý nên không được triều đình vời về làm việc. Sau này, ông theo thầy địa lý sang xứ Tàu làm chân điếu đóm, đun nước, học lỏm mà biết. Ông đi khắp mọi nơi, đặt đất, hướng nhà, mồ mả, cho nghề. Dân làng gọi ông với cái tên quen thuộc là Tiên sinh Tả Ao.
Ông Tả Ao đã đặt một hòm đá ở chân đê ngoài hồ đình làng, gọi là gò Sắp Ân. Đó là hòm đá nhỏ như hòm cắt tóc. Dân làng khiêng vào Đình, trong hòm có miếng bia mỏng ghi những dòng chữ Nho:
Yểm mạch hành nghề thợ cạo (Địa lý Tả Ao)
”Giang Sơn một tráp, gương, lược, dao
Chơi ngông gọt gáy khách anh hào
Giàu thánh tướng ai ta cũng mặc
Vít cổ vua, xoay, chẳng sợ nào…”
Từ đó, cứ vào ngày 15, 16 tháng 3 âm lịch hàng năm, dân làng Kim Liên cùng những người làm trong ngành tóc lại tề tự về đình Kim Liên để tri ân tổ nghiệp.
Tags: barber, liembarber, liembarbershop, nguồn gốc nghề tóc